KHÁI NIỆM VỀ BƠM THỦY LỰC BÁNH RĂNG NGOÀI

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bơm bánh răng

 

Cấu tạo bơm bánh răng:

Bơm bánh răng chính là dòng bơm thể tích thường được sử dụng trong các hệ thống thuỷ lực có áp suất trung bình nhằm hút các chất lỏng, nhiều nhớt như: dầu, nhựa đường. Ngoài ra, bơm bánh răng được dùng làm bơm sơ cấp trong các hệ thống thuỷ lực có áp suất cao.
Cấu tạo bơm bánh răng đơn giản, dễ chế tạo, chịu được quá tải trong thời gian ngắn. Chính vì thế, bơm bánh răng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Cấu tạo bơm bánh răng
Cấu tạo bơm bánh răng gồm bánh răng chủ động và bánh răng bị động được ăn khớp với nhau, cùng nằm trong vỏ bơm. Răng của các bánh răng được chế tạo thành các dạng răng thẳng, nón chữ V hoặc xoắn ốc.
Vật liệu chế tạo
Bơm bánh răng ăn khớp ngoài sử dụng bằng 2 vật liệu chính như inox 304, inox 316. Khi sử dụng 2 vật liệu này thì bơm có thể vận chuyển các chất hóa học có tính ăn mòn và mài mòn cao.
Phớt làm kím
– Có 2 loại phớt cho Bơm bánh răng ăn khớp ngoài:
+ Bơm dùng phớt cơ khí hay còn gọi là Mechical seal ( Loại phớt này có giá cao đồng nghĩa với việc chất lượng tốt, vận hành lâu dài, áp suất đẩy không bi giảm nhiều do thời gian hay quá trình làm việc liên tục
+ Bơm dùng phớt tết ( phớt tút ) hay còn gọi là phớt chèn độ bền sẽ kém hơn và đi kèm là chất lượng cũng kém hơn, Phớt tút thường được sử dụng để vận chuyển các loại dầu nặng hay nhiệt độ của dầu lên tới 180 độ C ( nhựa đường là ví dụ )

 


Cấu tạo bơm bánh răng

Ưu điểm của bơm bánh răng:
Sản phẩm bơm bánh răng ở đây có nhiều ưu điểm vượt trội các loại bơm bánh răng khác, có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo.

Nguyên lý làm việc của bơm bánh răng :

Bơm bánh răng được làm việc theo nguyên lý dẫn và nén chất lỏng trong một thể tích kín có dung tích thay đổi. Từ cấu tạo bơm bánh răng ta có quy trình làm việc của bơm răng được diễn ra như sau:
– Bánh răng sẽ chủ động nối với trục của bơm quay, kéo bánh răng bị động quay theo. Chất lỏng trong các rãnh răng sẽ được vận chuyển từ khoang hút đến khoang đẩy vòng theo vỏ bơm. Khoang hút được ngăn cách kín với khoang đẩy.

Nguyên lý làm việc của bơm bánh răng
– Quá trình đẩy được diễn ra khi bánh răng vào khớp ở khoang đẩy, sau đó chất lỏng ở khoang đẩy bị ép và dồn vào đường ống đẩy. Song song lúc này, tại khoang hút có một cặp bánh răng ra khớp. Dung tích của khoang hút được dẫn ra, áp suất ở khoang hút bị giảm. Và chất lỏng sẽ bị hút vào buồng hút.
Theo nguyên lý dẫn nén chất lỏng, áp suất ở bơm chỉ phụ thuộc vào tải nếu bơm kín tuyệt đối. Vì thế, van an toàn sẽ được đặt lên ống đẩy. Nếu ống đẩy bị tắc hay áp suất vượt quá mức quy định thì van sẽ tự mở cho chất lỏng trở về bề mặt hút.

Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài

Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài rất đơn giản mà hiệu suất làm việc ổn định.


– Bơm bánh răng ăn khớp ngoài sử dụng bằng nhiều vật liệu khác nhau như inox 304, inox 316, với vật liệu inox bơm thường được dùng trong các lĩnh vực vận chuyển nhiên liệu có tính ăn mòn của hóa học hoặc tính mài mòn.
– Bơm bánh răng ăn khớp ngoài có 2 loại phớt để phù hợp cho từng loại nhiên liệu khác nhau.
+ Bơm dùng phớt cơ khí. Loại phớt này có giá cao đồng nghĩa với việc chất lượng tốt, vận hành lâu dài, áp suất đẩy không bị giảm nhiều do thời gian hay quá trình làm việc liên tục.
+ Bơm dùng phớt tết (phớt tút) hay còn gọi là phớt chèn độ bền sẽ kém hơn và đi kèm là chất lượng cũng kém hơn, Phớt tút thường được sử dụng để vận chuyển các loại dầu nặng hay nhiệt độ của dầu lên tới 180độ C (nhựa đường là ví dụ)


Bơm bánh răng ăn khớp ngoài gồm các thành phần cấu trúc: 1-Đường hút; 2-Kẽ chân răng hút dầu của bánh răng dẫn động; 3- Trục dẫn động; 4-Đưởng ra (đẩy) của dầu; 5-Trục bị động; 6-Kẽ chân răng hút dầu của bánh răng bị động.


Hoạt động bơm bánh răng ăn khớp ngoài

Bơm hoạt động nhờ bánh răng dẫn chủ động quay theo chiều mũi tên và làm cho bánh răng bị động cũng quay theo.
Năng lượng cơ học để quay bánh răng được chuyển hóa thành năng lượng chất lỏng được hút từ khoang hút 1 sang khoang đẩy 4 qua các kẽ răng 2 và 6, và tạo thành áp suất cho khoang đẩy. Ấp suất được tạo nên bởi độ kín kít giữa thân bơm và chân răng và các bạc đỡ hai đầu bánh răng. Khe hở càng nhỏ thì sự rò rỉ càng ít và áp suất tạo nên càng lớn.